Công ty Thiết kế web

Nhân viên kinh doanh là ai? Mô tả công việc chi tiết

Thảo luận trong 'Hỏi đáp ngoài lề' bắt đầu bởi Thu Minh, 27/5/22.

  1. Thu Minh

    Thu Minh Member

    Sales – kinh doanh/bán hàng là ngành nghề không còn xa lạ với tất cả mọi người. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định nào đó. Tuy nhiên, để làm Sales giỏi, hay nói cách khác là một chuyên viên kinh doanh thì không phải ai cũng có đủ tố chất và năng lực. Nếu bạn đang muốn bước chân vào ngành Sales và làm ở vị trí nhân viên kinh doanh thì trước hết phải hiểu rõ công việc này là gì. Tất cả sẽ được CareerBuilder bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!

    [​IMG]

    Nhân viên kinh doanh là ai?

    Những thông tin cơ bản về vị trí nhân viên kinh doanh
    Nhân viên kinh doanh là một phần không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp. Vậy họ là ai và công việc của họ cụ thể là làm gì?

    1. Nhân viên kinh doanh là ai?
    Nhân viên kinh doanh hay nhân viên Sales là những cụm từ chỉ chung những người làm Sales. Sales là vị trí bán hàng cho công ty/doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhân viên Sales là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp do công ty/doanh nghiệp cung cấp.

    [​IMG]

    Nhân viên kinh doanh là gì?

    Để thực hiện được điều đó, nhân viên Sales cần phải tiếp cận, giới thiệu, giải đáp mọi vấn đề, thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty. Mục đích cuối cùng của đội ngũ nhân viên Sales đó là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, giúp tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    2. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh
    Về cơ bản, công việc của nhân viên kinh doanh là tạo ra doanh số cho công ty. Vậy cụ thể, nhân viên kinh doanh là làm gì? Dưới đây là mô tả công việc chi tiết.

    Tìm kiếm, khai thác và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng
    - Tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.
    - Chủ động liên hệ, kết nối với khách hàng tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
    - Gửi thông tin sản phẩm, dịch vụ qua email để khách hàng tham khảo, giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu khách hàng có phản hồi).
    - Vận dụng những kỹ năng bán hàng để đàm phán, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
    - Làm thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty.

    [​IMG]

    Tìm kiếm và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty

    Chăm sóc khách hàng
    - Chủ động liên hệ với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để nắm tình hình chung, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
    - Kịp thời hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ khách hàng.
    - Theo dõi tiến độ hợp đồng, nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng.
    - Chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng cũ để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
    - Làm thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

    [​IMG]

    Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh

    Triển khai hợp đồng đã ký kết
    - Sau khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh phối hợp cùng các bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo đầy đủ yêu cầu từ phía khách hàng.
    - Theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
    - Phối hợp với những bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

    [​IMG]

    Tiến hành triển khai hợp đồng

    Một số công việc liên quan khác
    - Theo dõi quá trình thanh lý, kết thúc hợp đồng, hỗ trợ bộ phận kế toán đốc thúc công nợ.
    - Phối hợp với bộ phận Marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào dịp lễ, Tết, tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của công ty nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
    - Liên kết với các bộ phận khác trong công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng mọi yêu cầu và thị hiếu mới nhất từ khách hàng.
    - Làm báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.

    [​IMG]

    Thực hiện một số công việc liên quan theo yêu cầu của quản lý

    3. Trở thành nhân viên Sales, bạn sẽ nhận được gì?
    Cơ hội nghề nghiệp lớn
    Hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục đích bán hàng, do đó cần phải có đội ngũ nhân viên Sales. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và ngày càng phát triển thì việc xây dựng đội ngũ kinh doanh là một trong những yêu cầu hàng đầu.

    [​IMG]

    Cơ hội nghề nghiệp rộng mở dành cho nhân viên Sales

    Nếu dạo quanh một vòng trên các trang tìm việc, bạn sẽ thấy thông tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh chiếm phần lớn. Chính vì vậy mà nghề Sales chưa bao giờ ngừng “hot” và cơ hội nghề nghiệp luôn luôn rộng mở.

    Mức thu nhập không giới hạn
    Thu nhập của một nhân viên Sales ngoài khoản lương cơ bản cố định thì còn “ăn” lương theo doanh số. Đây cũng chính là mục tiêu mà mọi nhân viên kinh doanh đều hướng đến. Thu nhập càng cao, càng chứng tỏ năng lực thực sự của nhân viên Sales. Hầu hết, họ không bao giờ muốn phụ thuộc vào nguồn thu nhập cố định bị giới hạn.

    [​IMG]

    Mức lương hấp dẫn, thu nhập không giới hạn theo năng lực

    Cơ hội phát triển bản thân toàn diện
    Khi trở thành nhân viên Sales, bạn cũng sẽ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn trong cách ăn nói, cách ứng xử và đặc biệt là cách xử lý tình huống. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán – thuyết phục, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,...

    [​IMG]

    Áp lực công việc là cơ hội để phát triển bản thân ngày một tốt hơn

    Chưa kể, nghề Sales được đánh giá là một nghề có áp lực rất lớn. Do đó, một nhân viên Sales cũng phải có khả năng chịu áp lực để vượt qua mọi vấn đề từ phía khách hàng, công ty và ở chính bản thân. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi, rèn luyện bản thân ngày một toàn diện hơn.

    Chủ động trong việc quản lý thời gian
    Ở vị trí nhân viên kinh doanh, bạn phải là người năng động, lăn xả ra ngoài để tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng. Chắc chắn, bạn sẽ hiếm khi có mặt hoặc ra về đúng giờ như những người làm việc văn phòng khác và cấp trên đều hiểu rõ điều này.

    Chính vì vậy, thời gian là do bạn tự quản lý. Mọi việc làm của bạn đều phải thực hiện trên tâm thế chủ động, không đợi người khác thúc giục. Sự chủ động và độc lập sẽ giúp bạn thành công và trở thành một nhân viên Sales chuyên nghiệp.

    [​IMG]

    Chủ động sắp xếp, quản lý thời gian phù hợp

    Mở rộng mối quan hệ trong cuộc sống
    Làm nhân viên kinh doanh chính là cơ hội để bạn có thể tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Nhờ đó, mối quan hệ của bạn ngày càng tăng lên đáng kể về quy mô lẫn chất lượng. Đây chính là kho tài sản vô hình mà nhân viên Sales tích lũy được theo thời gian. Khi bạn có mối quan hệ càng lớn và chất lượng càng cao thì lương lai của bạn cũng trở nên rộng mở hơn.

    [​IMG]

    Tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội cho bản thân

    4. Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh?
    Có thể thấy, vị trí nhân viên kinh doanh ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy nên theo học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh? Dưới đây là một số ngành học tiêu biểu nhất mà bạn có thể tham khảo.

    Quản trị kinh doanh
    Ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp cho bạn có kiến thức về cách tạo nguồn vốn, quản lý kinh doanh, đưa ra các ý tưởng, chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ,... Do đó, nếu theo học ngành này thì tương lai bạn có thể làm quản lý cho cơ sở kinh doanh của riêng mình hoặc trở thành một chuyên viên kinh doanh đều được.

    Marketing
    Marketing là một ngành học chuyên đào tạo sinh viên những kiến thức về phân tích thị trường, chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, phát triển thương hiệu, quản trị bán hàng,... Tất cả những kiến thức chuyên môn này đều cần có đối với một nhân viên Sales, góp phần hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Do đó, sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, bạn có thể ra làm nhân viên Sales hoặc nhân viên Marketing đều hợp lý.

    [​IMG]

    Lựa chọn ngành học phù hợp để trở thành nhân viên Sales trong tương lai

    Quản trị bán hàng
    Khi học ngành quản trị bán hàng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như hành vi bán hàng, quản trị và chăm sóc khách hàng, Digital Marketing,... Do đó, nếu muốn trở thành nhân viên Sales thì đây cũng là một ngành học đáng cân nhắc.

    Tâm lý học
    Nghe có vẻ như không liên quan gì đến kinh doanh nhưng ngành tâm lý học sẽ giúp bạn học hỏi rất nhiều về cách giao tiếp, thấu hiểu con người. Cụ thể, ngành tâm lý học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu hành vi, tinh thần, tư tưởng,... tác động đến thể chất, tinh thần cũng như hành vi của con người. Do đó, học ngành này, bạn sẽ biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng, biết được họ đang muốn gì và cần gì để có thể thuyết phục được khách hàng dễ dàng hơn.

    Các ngành liên quan đến truyền thông báo chí và khoa học xã hội
    Những ngành học liên quan đến truyền thông, báo chí hay khoa học xã hội sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội cùng các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, cách thuyết phục đối phương, cách suy nghĩ vấn đề logic,... Đây đều là những yếu tố rất cần thiết đối với một nhân viên Sales.

    5. Yêu cầu công việc và kỹ năng cơ bản của một nhân viên kinh doanh
    Yêu cầu công việc
    Dựa trên bản mô tả chi tiết công việc của nhân viên kinh doanh, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần có bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh, ngành Marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Song song với đó là những yêu cầu chung từ các đơn vị tuyển dụng như:

    - Đã có kinh nghiệm làm nhân viên Sales hoặc các vị trí liên quan từ 1 năm trở lên.
    - Khả năng sử dụng phần mềm CRM cơ bản.
    - Sử dụng thành thạo Microsoft Office.
    - Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
    - Tự chủ trong công việc và có thể phối hợp làm việc nhóm tốt.
    - Chịu được áp lực cao trong công việc.

    [​IMG]

    Yêu cầu cơ bản cho vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh

    Những kỹ năng cơ bản cần thông thạo
    Bất kỳ một ngành nghề hay một vị trí công việc nào cũng đòi hỏi những kỹ năng mềm phù hợp với từng lĩnh vực. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên kinh doanh cần phải trang bị cho mình trước khi đảm nhận công việc.

    - Kỹ năng giao tiếp.
    - Kỹ năng phán đoán.
    - Kỹ năng đàm phán.
    - Kỹ năng thuyết phục.
    - Kỹ năng nghiên cứu.
    - Kỹ năng làm việc nhóm.
    >>> Tham khảo thêm: 5 kỹ năng cần cho nhân viên kinh doanh

    [​IMG]

    Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Sales

    6. Mức thu nhập trung bình của nhân viên kinh doanh
    Theo thông tin ghi nhận từ CareerBuilder, lương nhân viên kinh doanh sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào tính chất công việc và quy mô doanh nghiệp. Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh không quá cao, tuy nhiên, họ sẽ được hưởng thêm hoa hồng, “ăn” theo doanh thu.

    [​IMG]

    Mức thu nhập bình quân của nhân viên Sales

    Các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số đối với nhân viên Sales. Nếu đạt doanh số sẽ được hưởng 100% lương cơ bản. Trường hợp vượt mức KPI đã đề ra thì sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Ngoài ra, nhân viên Sales có thể được phụ cấp tiền xăng xe, điện thoại,...

    7. Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh
    Nhân viên kinh doanh được chia thành nhiều cấp bậc và lộ trình thăng tiến cũng chính là những cấp bậc này từ thấp tới cao. Cụ thể như sau:

    - Cấp 1: Salesman và Saleswoman. Đây là khái niệm để gọi chung nhân viên kinh doanh (Salesman là nhân viên Sales nam, Saleswoman là nhân viên Sales nữ).
    - Cấp 2: Sales Executive, Sales Supervisor. Đây là nhóm nhân viên Sales cấp cao hơn, hay nói cách khác là phụ trách nhóm thứ nhất.
    - Cấp 3: Area Sales Manager. Đây là cấp quản lý khu vực. Vị trí này sẽ quản lý và phụ trách nhóm cấp 1, cấp 2.
    - Cấp 4: Regional Sales Manager hoặc National Sales Manager. Đây là vị trí quản lý chuyên môn và chuyên quản lý nhóm cấp 3.

    [​IMG]

    Lộ trình thăng tiến công việc của nhân viên Sales

    Như vậy, tất tần tật những thông tin cần biết về vị trí nhân viên kinh doanh đã được CareerBuilder tổng hợp trong bài viết trên. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực Sales nói chung và vị trí nhân viên kinh doanh nói riêng. Đừng quên, CareerBuilder đã cập nhật một list việc làm dành cho nhân viên kinh doanh lương cao, hãy truy cập ngay hôm nay để tìm cho mình một “bến đỗ” phù hợp nhé!
     

trang này