Thứ Ba, ngày 06/11/2018 12:00 PM (GMT+7) Năm nay là năm đầu tiên, học sinh lớp 9 của Hà Nội thi lên lớp 10 bằng 4 môn thay vì 2 môn như những năm trước. Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề minh họa, giáo viên, học sinh đã lo lắng vì lần đầu thi ngoại ngữ nhưng đề thi khá khó, đặc biệt kiến thức bao gồm cả chương trình cũ và mới. Năm nay học sinh lớp 9 của Hà Nội thi lên lớp 10 với 4 môn thay vì 2 môn như những năm trước. Ảnh : N.H Thí sinh sẽ phải luyện thi Hà Nội chỉ công bố đề minh hoạ 7 môn thi, trong đó gồm đề Ngoại ngữ 6 môn thi dự kiến sẽ được công bố vào tháng 3 tới . Hai môn Toán và Ngữ văn vẫn tổ chức thi như những năm trước. Theo đánh giá sơ bộ về đề thi tham khảo các môn mà Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, có thể thấy đề bao phủ toàn bộ chương trình lớp 9 nhưng xuất hiện cả các câu hỏi thuộc lớp 8 (khoảng 20%). Các câu hỏi đáp ứng theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và không mang tính đánh đố học sinh. Các em học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm bài tốt. Đặc biệt, các câu hỏi không sắp xếp theo thứ tự các cấp độ và xuất hiện một số câu hỏi mang tính ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, đề minh họa môn Tiếng Anh được đánh giá khá khó, có tới 20% kiến thức nâng cao. Chị Nguyễn Thị Tố Nga, có con là học sinh lớp 9 một trường THCS ở quận Tây Hồ bức xúc, năm nay là năm đầu tiên học sinh lớp 9 buộc phải thi môn Ngoại ngữ nhưng có lớp học sách cũ, có lớp lại học sách mới theo chương trình thí điểm. Vì vậy, khi công bố thi môn Ngoại ngữ, hầu hết phụ huynh, học sinh đều hoang mang lo lắng. Chị Nga cho hay, từ bé, chị không cho con học thêm mà chỉ theo học chương trình Tiếng Anh nhà trường vì con không hứng thú với môn học này. Tuy nhiên, sau đó, chị đã phải cấp tốc tìm lớp học thêm cho con đi luyện lò. “Hai chương trình tuy có giao thoa nhưng cũng có một số khác biệt. Chương trình cũ nặng về ngữ pháp, chương trình mới chú trọng cả 4 kỹ năng. Vì vậy, để đáp ứng kỳ thi, từ nay giáo viên sẽ phải dạy thêm cả sách cũ”. Cô Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương, giáo viên dạy Tiếng Anh tại một Trường THCS tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) Đặc biệt, sau khi có đề minh họa, chị cũng như các phụ huynh có con học lớp 9 năm nay đều chung tâm trạng hoang mang vì đề khá khó, kiến thức phủ rộng, đặc biệt trong đó có khoảng 50% kiến thức trong chương trình sách cũ, 50% kiến thức chương trình sách mới. “Như vậy, học sinh đang học chương trình tiếng Anh sách cũ sẽ học và thi như thế nào và ngược lại?”, chị Nga đặt câu hỏi. Cô Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương, giáo viên dạy Tiếng Anh tại một Trường THCS tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận định, đề minh hoạ bám sát chương trình, có tính phân loại cao. Nhìn theo mặt bằng chung kiến thức của học sinh lớp 9 trong trường, những học sinh trung bình chỉ có thể đạt được 4,5 đến 5,5 điểm; Học sinh khá chỉ làm được 5-6 điểm và khá hơn sẽ đạt từ 7- 8 điểm. Hiếm có học sinh đạt điểm 9-10. Cũng theo cô Dương, đề có 40 câu, trong đó khoảng một nửa kiến thức là theo chương trình Tiếng Anh thí điểm 2020 và nửa còn lại là theo chương trình SGK cũ. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh của trường hiện lại học 100% bằng chương trình tiếng Anh thí điểm. Đồng quan điểm, một giáo viên dạy môn Tiếng Anh cũng chia sẻ về sự bất cập hiện nay là, lâu nay học sinh học chương trình SGK cũ, cách đây ít năm, học sinh được đưa vào thí điểm chương trình Tiếng Anh 2020. Vì thí điểm nên có trường chỉ dạy mấy lớp, có trường dạy 100% sách cũ. Vì vậy, kiến thức và phương pháp học của học sinh không đồng nhất. Giáo viên này cho biết, cách đây một tháng, đã nhận được hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc sẽ thi kiến thức cả sách cũ và sách mới để giáo viên có kế hoạch ôn tập. Nhưng theo giáo viên này, lâu nay học sinh không thi ngoại ngữ, có phần lơ là, mất gốc. Năm đầu tiên thi môn này lại có sự bất cập. Đó là, học sinh học sách cũ nhưng vẫn phải thi kiến thức trong chương trình mới và ngược lại sẽ rất khó khăn cho giáo viên và học sinh. “Mỗi tiết học chỉ có 45 phút, do đó giáo viên dạy chương trình đã hết thời gian, khó có thể dạy thêm chương trình cũ. Vì vậy, để đáp ứng cho kỳ thi phụ huynh chỉ còn cách cho học sinh học thêm ở ngoài”, giáo viên này nói. Giáo viên, nhà trường đều áp lực Bà Đỗ Thị Việt Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Đình cho biết, hiện nay học sinh vẫn chưa hoàn thành chương trình khung của Bộ GD&ĐT, do đó nhà trường chưa thể tăng cường dạy thêm cho học sinh. Sang tuần tới, các tổ sẽ tập trung mổ xẻ đề minh hoạ từ đó xây dựng các đề mẫu để học sinh học đến đâu, ôn tập đến đó. Ngoài ra, từ tháng 9, trường đã giúp học sinh ôn luyện bằng cách, tận dụng 30 phút đầu giờ, giáo viên các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh chia buổi lên lớp truy bài đầu giờ cho học sinh. Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Cầu Giấy cũng chia sẻ, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hiện nay đang gây căng thẳng cho học sinh, giáo viên. Theo bà, những năm trước học sinh chỉ học 2 môn, năm nay tuy các em chỉ làm 4 bài thi nhưng thời điểm này giáo viên và học sinh đang vật lộn với 9 môn cùng lúc. Đặc biệt, khi có đề minh hoạ, nhà trường cũng tập hợp các tổ chuyên môn lên kế hoạch dạy học và ôn tập phù hợp. Nếu để đến tháng 3, khi Sở GD&ĐT công bố môn thi nào học sinh mới tập trung học thì quá muộn. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .