Công ty Thiết kế web

Vì sao Bộ GD&ĐT không công khai ý kiến thẩm định sách giáo khoa?

Thảo luận trong 'Giáo dục - Du học - Du lịch - Phượt' bắt đầu bởi kong_bs, 25/11/19.

  1. kong_bs

    kong_bs New Member

    Thứ Hai, ngày 25/11/2019 12:16 PM (GMT+7)

    32 SGK của 8 môn học bắt buộc trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sẽ được dùng làm căn cứ để các địa phương lựa chọn sử dụng trong năm học 2020-2021.


    Trước câu hỏi câu hỏi tại sao không công khai ý kiến thẩm định các loại sách giáo khoa, tại buổi họp báo công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 do Bộ GD&ĐT tổ chức, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, việc công khai biên bản ý kiến thẩm định đã được thực hiện ở từng vòng với nhà xuất bản và tác giả.

    "Chúng tôi đã công khai với những người liên quan và rất minh bạch. Các nhà xuất bản đã được bàn giao biên bản đúng quy định, đúng người, đúng thời điểm theo quy định ở Thông tư 33. Hiện chúng tôi cân nhắc biên tập lại để công khai rộng rãi vì biên bản có nhiều yếu tố kỹ thuật.

    Còn việc không công khai chế bản điện tử của các bản mẫu sách giáo khoa để công chúng theo dõi, ông Tài cho rằng sách giáo khoa liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, việc công khai phụ thuộc phần lớn vào tác giả, sau đó đến nhà xuất bản. Vì vậy, Bộ đang nghiên cứu chế bản điện tử", ông Thái Văn Tài cho hay.

    Về lộ trình tiếp theo sau khi Bộ phê duyệt danh mục sách giáo khoa được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, ông Tài cho hay, theo kế hoạch, trước tháng 3/2020, các địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục được Bộ công bố.

    [​IMG]

    Còn về vấn đề làm thế nào tránh tình trạng một địa phương chỉ chọn một bộ SGK, làm mất ý nghĩa của quy định nhiều SGK. Bộ có cơ chế nào để các nhà trường và giáo viên có thể sử dụng cả những SGK mà hội đồng chọn sách của tỉnh/thành ấy không lựa chọn?

    Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, một trong những trách nhiệm của nhà trường là phải trang bị đầy đủ SGK theo đúng chương trình đã được phê duyệt để người dạy và người học có quyền tiếp cận, tham khảo. Còn tài liệu chính thức được giảng dạy thì phụ thuộc vào quyết định lựa chọn mà hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh phê duyệt.

    “Trong lựa chọn của địa phương thì Luật Giáo dục không quy định lựa chọn theo bộ hay theo môn, do vậy việc lựa chọn làm sao để có một bộ tốt nhất dựa trên chính tính phù hợp của từng bộ môn đó với địa phương. Đây là cách lựa chọn thông minh nhất đối với người sử dụng”, ông Tài cho hay.


    Nguồn: https://infonet.vn/vi-sao-bo-gddt-khong-cong-khai-y-kien-tham-dinh-sach-giao-khoa-post322238.inf...Nguồn: https://infonet.vn/vi-sao-bo-gddt-khong-cong-khai-y-kien-tham-dinh-sach-giao-khoa-post322238.info

    [​IMG]


    Sau khi có thông tin Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ rà soát lại việc thẩm định SGK nói chung và...


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này