Thứ Bảy, ngày 03/11/2018 12:00 PM (GMT+7) Trước mắt, tập trung giải quyết về giáo viên của mầm non trong năm học 2018 - 2019 cho 17 địa phương đã có tăng dân số cao học và 5 tỉnh Tây Nguyên, tổng số hơn 26.000 người. 22 tỉnh được bổ sung biên chế giáo viên mầm non Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đưa ra tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 và thực hiện Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6, đây là một chủ trương lớn, trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Nhưng riêng ngành giáo dục, có thể nói đây là ngành có tỷ lệ người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nhiều nhất, gần 1 triệu giáo viên. Đặc điểm của ngành này là thừa thiếu cục bộ ở từng địa phương trong từng cấp học, bậc học. Theo số liệu báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện nay trong toàn ngành giáo dục từ phổ thông đến mầm non thiếu 107.996 giáo viên, trong đó số thừa là 8.997 giáo viên so với định mức. Riêng mầm non thiếu 65.065 giáo viên, số tiểu học chỉ thiếu hơn 20.000 giáo viên, trong đó tiểu học có thiếu nhưng cũng có thừa. “Để giải quyết tình hình này, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD&ĐT đã thống nhất có Công văn số 4558 báo cáo về tổng số giáo viên và biên chế của ngành y tế thiếu, đề nghị Chính phủ cho ý kiến để xử lý về vấn đề này. Bộ Nội vụ có Công văn số 5068 báo cáo Chính phủ xin đề nghị là bổ sung biên chế cho ngành giáo dục, trong đó trước mắt là tập trung giải quyết về giáo viên của mầm non trong năm học 2018 - 2019 cho 17 địa phương đã có tăng dân số cao học là 20.973 giáo viên và 5 tỉnh Tây Nguyên là 5.735 giáo viên, tổng số hơn 26.000 người. “ – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. Mặt khác, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngoài việc bổ sung trước mắt, vẫn nghiên cứu và không để học sinh không có thầy giáo giảng dạy. Tiếp tục rà soát lại những người có hợp đồng trước năm 2015 ở các cấp học để chúng ta có hướng xử lý phù hợp. Về lâu dài, đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan rà soát lại số học sinh, số giáo viên thực tế để giải quyết vấn đề dư thừa trong lực lượng giáo viên cục bộ hiện nay; Xây dựng, hoàn thiện các nghị định quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục; Xây dựng những cơ chế đổi mới về các mô hình quản lý đối với các cơ sở, đặc biệt là đối với giáo dục mầm non, trung học phổ thông; Rà soát lại các định mức giáo viên trên lớp, học sinh trên lớp, giờ giảng trong 1 tuần và điều chỉnh giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu cho phù hợp, nhất là đào tạo lại đối với những giáo viên thừa ở môn này sang để dạy môn khác; Hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi đã tổ chức lại hệ thống trong giáo dục. “Đó là một số giải pháp mà ngành nội vụ xin đề xuất với Chính phủ” – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. Khi đoàn thanh tra đang làm việc với lãnh đạo trường liên quan đến việc tập thể giáo viên tố cáo sai phạm của hiệu... Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .